Răng đau nhức lúc nhai khi niềng răng có sao không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc trong quá trình niềng răng. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả, được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng không đồng đều của răng. Song, niềng răng ban đầu cũng có thể gây ra khó chịu và cảm giác đau khi nhai thức ăn. Vậy răng đau nhức lúc nhai khi niềng răng có sao không? Hãy cùng Alisa tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tại sao niềng răng gây đau nhức khi nhai?
Lực siết từ khí cụ
Bộ mắc cài và dây cung trong phương pháp niềng răng có tác dụng để tạo ra 1 lực siết vừa đủ giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra áp lực lên răng và nướu, khiến cho việc nhai trở nên đau đớn. Đặc biệt là trong những ngày đầu tiên sau khi niềng răng, khi các khí cụ vẫn còn cứng và bạn chưa làm quen được với bộ khí cụ này, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống.
Chưa quen với khí cụ
Ngoài lực siết từ khí cụ, việc không quen với cảm giác có bộ khí cụ gắn trên răng cũng gây ra cảm giác đau, khó chịu khi ăn, nhai.
Nhổ răng
Trong quá trình chuẩn bị niềng răng, tùy từng tình trạng răng mà bác sĩ sẽ quyết định bạn có phải nhổ một vài răng đi để tạo khoảng trống cho quá trình di chuyển của răng khi niềng răng. Việc này cũng có thể gây ra đau nhức lúc nhai, đặc biệt là khi các vết thương chưa lành hoàn toàn.
Các biện pháp giảm đau nhức lúc nhai khi niềng răng
Khi bạn cảm thấy đau nhức lúc nhai sau khi niềng răng, không nên hoảng loạn và tự ý điều trị bằng các loại thuốc mà không có sự chỉ định đến từ bác sĩ. Thay vào đó, hãy áp dụng các biện pháp giảm đau nhức hiệu quả dưới đây
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là một trong những biện pháp giảm đau nhức đơn giản và hiệu quả khi niềng răng. Bạn có thể dùng gói đá lạnh hoặc túi đá đặt lên vùng má và cằm. Điều này sẽ giúp giảm sưng tấy và hạn chế tối đa cảm giác đau.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm cũng là một biện pháp hiệu quả giúp giảm đau nhức do ăn nhai trong quá trình niềng răng. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch vùng miệng, giúp giảm đau nhức và ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Bạn có thể tự pha 1 cốc dung dịch nước muối ấm bằng cách pha 1/4 thìa cà phê muối biển vào 1 cốc nước ấm và súc miệng trong ít nhất 30 giây.
Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa là một sản phẩm đặc biệt được sử dụng để bảo vệ các bộ phận trong miệng khỏi sự cọ xát của các khí cụ niềng răng. Bạn có thể mua sáp nha khoa tại các nhà thuốc hoặc nhà nha khoa và dùng nó để bảo vệ các điểm sắc nhọn của khí cụ, giúp giảm đáng kể cảm giác đau nhức khi ăn nhai.
Massage nướu răng
Massage nướu là một biện pháp giảm đau nhức đáng kinh ngạc trong quá trình niềng răng. Phương pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp kích thích tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe của nướu. Bạn có thể massage nướu bằng các ngón tay hoặc sử dụng bàn chải răng để chải nhẹ lên bề mặt nướu và các vùng xung quanh.
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp giảm đau nhức khi ăn nhai. Bạn cần chú ý đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm các sạch kẽ răng. Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng nước súc miệng đảm bảo vệ sinh miệng hoàn hảo. Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng giúp răng miệng luôn được sạch sẽ, ngăn ngừa không cho vi khuẩn gây hại phát triển.
Chọn các thức ăn mềm hoặc dạng lỏng
Trong những ngày đầu tiên sau khi niềng răng, việc nhai có thể gây ra đau nhức và khó chịu. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm và loãng như cháo, súp, sữa chua, trứng luộc, nước ép trái cây… Những loại thực phẩm này dễ nhai và nuốt, ít ảnh hưởng đến khoang miệng và giúp bạn vượt qua giai đoạn đầu của quá trình niềng răng.
Tránh đồ ăn cứng, rắn, dẻo
Ngược lại, hãy tránh ăn những đồ ăn cứng, rắn, dẻo. Việc ăn, nhai chúng có thể gây ra lực tác động mạnh bất thường, làm cho các khí cụ tiếp xúc với nướu, lợi, tạo ra cảm giác đau hoặc có thể gây ra tình trạng bung mắc cài. Vì vậy, nên hạn chế ăn các loại thức ăn này trong suốt quá trình niềng răng.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu các biện pháp trên vẫn không giúp bạn giảm đau nhức lúc nhai khi niềng răng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định. Hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được sự cho phép của những người có chuyên môn.
Hạn chế vận động mạnh
Trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế vận động mạnh ở vùng mặt, tránh va đập mạnh vào các khí cụ vì điều này có thể gây ra sự đau nhức và làm di chuyển các khí cụ khỏi vị trí ban đầu.
Nha Khoa Alisa địa chỉ niềng răng uy tín
Nha khoa Alisa với nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ niềng răng, được cấp phép đầy đủ giấy phép của sở y tế. Đây là địa chỉ nha khoa vô cùng uy tín bởi có đội ngũ và các chuyên gia giỏi về lĩnh vực nha khoa, hệ thống máy móc trang thiết bị vô cùng tân tiến và hiện đại. Giúp quá trình lấy tủy được diễn ra nhanh chóng, an toàn và không gây nên các biến chứng nguy hiểm cho khách hàng. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất.
Bác sĩ Lê Nho Chuyên tốt nghiệp chính quy khoa Răng - Hàm - Mặt của Đại học Y Hà Nội. Thực hành lâm sàng tại bệnh viện khoa Răng - Hàm - Mặt ở Bệnh viện Việt Nam - Cuba và đi sâu vào cấy ghép implant, nha khoa thẩm mỹ.